Vì Vingroup lắm tiền nên Vsmart có thể bán rẻ hơn Bphone?
Ngày 14/12 vừa qua, VinSmart vừa mới trình láng 4 model Smartphone. Trong số đó có 1 phiên bản sử dụng chip Snapdragon 660 và 4GB. Nhưng phiên bản này lại có giá chưa đầy 6 triệu đồng.
Chắc chắn sự so sánh với các mẫu Smartphone đình đám của Việt Nam là điều không tránh khỏi. Cụ thế là với chiếc Bphone 3, với mức giá thành lên tới gần 10 triệu đồng. Dù có sự chênh lệch giá gần 4 triệu đồng, Bphone 3 và Vsmart Active 1+ đều sử dụng cùng 1 con chip, với dung lượng RAM và các thông số khác tương đồng nhau. Mặc dù, thiết kế giữa hai máy có điểm khác biệt nhưng tốc độ và trải nghiệm sử dụng của 2 chiếc Smartphone được đánh giá là ngang tầm.
Câu hỏi đặt ra là, vậy tại sao cấu hình gần giống nhau mà Vsmart lại rẻ đến thế?
Chắc chắn lý giải cho thắc mắc này không phải vì Vingroup nhiều tiền hơn BKAV. Mức giá rẻ như hiện tại là dấu hiệu cho thấy VinGroup sẽ phải chịu lỗ và sẵn sàng chịu lỗ và BKAV không giám chơi lớn như Vingroup.
Bản thân BKAV hiểu chuyện này hơn ai hết. Năm 2015, Bphone 1 được ra mắt và chỉ lãi 5,7 tỷ đồng. Năm 2016, BKAV lỗ 5,3 tỷ đồng và đến năm 2017 mới có lãi 8,7 tỷ đồng. Nhưng kể cả có lãi thì con số này cũng không thấm vào đâu so với số tiền 500 tỷ đồng mà BKAV bỏ ra để đầu tư vào Smartphone.
Quay trở lại với Vingroup, ví dụ như Vsmart Joy 1 có giá rẻ hơn cả Redmi 4x và OPPO F3 đều cùng dùng Snapdragon 435. Trong khi đó, Xiaomi năm nay 2 lần lỗ 1 tỷ USD và 1 lần lãi 500 triệu USD, còn OPPO thì chưa bao giờ dám chắc gì đến lợi nhuận.
Kể cả Vingroup có tiền cũng không thể thừa nhiều tiền đến mức đem ra “đốt” như vậy. Vậy nguyên nhân là gì mà Vingroup lại chơi lớn như vậy?
Câu trả lời chỉ có thể là, tham vọng Smartphone của Vingroup không chỉ dừng lại ở chiếc Smartphone. Vingroup có thể đã nhìn thấy một tương lai, từ việc đốt hàng tỷ đồng cho một chiếc Smartphone có thể mang lại tới vài nghìn tỷ đồng ở một lĩnh vực khác. Ví dụ như: dịch vụ du lịch, dịch vụ y tế, kết nối xe hơi thông minh, thanh toán/tài chính,.. Đây là những ứng dụng có thể được cung cấp dễ dàng thông qua Smartphone.
Những hàng đi trước Vingroup như Xiaomi cũng chịu lỗ khi bán Smartphone để tìm kiếm một tương lai thông qua ứng dụng và dịch vụ Internet.
Chiến lược của Vingroup là dùng Vsmart làm bàn đẩy thanh toán di động đem lại lợi ích cho Vinmart. Dùng Vsmart làm kênh nghiên cứu các dịch vụ tài chính cho khách hàng tiềm năng cho VinHomes hay Vinfast.
Và tất nhiên, BKAV không thể mơ được viễn cảnh tương tự. Bphone bán chạy thì cũng chỉ có thể thúc đẩy doanh thu phần mềm mà thôi. Bởi vậy mà Bphone không thể cắn răng chịu lỗ như Vingroup được.
>>> Xem thêm: Đây là những mẫu Smartphone Vsmart sắp được ra mắt: Active 1, Active 2, Joy 1+, Joy 1